Sơ khởi Zeus

Tượng của Zeus
Phidias đã tạo ra bức tượng của thần Zeus với chiều cao 12 m tại Olympia khoảng năm 435 trước Công nguyên. Bức tượng có thể được xem là công trình điêu khắc nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại và được miêu tả lại ở đây trong một bản khắc của thế kỷ 16Tượng bán thân của Zeus trong Bảo tàng Anh

Zeus là sự tiếp nối của *Dyeus, vị thần tối cao trong tôn giáo Tiền Ấn-Âu, và tiếp tục hóa thân thành Dyaus Pitar trong Rigveda (hay Jupiter) cũng như thành Tyr (Ziu, Tiw, *Tiwaz) trong thần thoại Đứcthần thoại Bắc Âu. Tuy nhiên, Tyr sau đó đã bị Odin chiếm ngôi vị cao nhất trong các bộ lạc Đức cổ và họ không đồng nhất Zeus/Jupiter với Tyr hay Odin, mà là với Thor. Zeus là vị thần duy nhất trong các vị thần trên đỉnh Olympus có tên rõ ràng có từ nguyên đến từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, có nghĩa là "Cha Trời" (Burkert 1985, trang 321).

Ngoài sự kế thừa trong hệ Ấn-Âu, Zeus còn có nguồn gốc từ những hình tượng tiêu biểu trong các nền văn hóa Cận Đông cổ đại, chẳng hạn như là vương trượng. Zeus được các nghệ sĩ Hy Lạp hình dung chủ yếu trong hai tư thế: đứng, tay phải giơ cao cầm lưỡi tầm sét hoặc là ngồi uy nghi.

Vai trò và các tên gọi

Zeus đóng một vai trò thống trị, lãnh đạo tất cả các vị thần trên đỉnh Olympus của Hy Lạp cổ đại. Zeus đã sinh ra rất nhiều các anh hùng và anh thư (xem danh sách ở cuối trang) và xuất hiện trong rất nhiều các câu chuyện của họ. Dù trong tác phẩm của Homer, "người gom mây" chính là Cha Trời, thần của bầu trờisấm sét giống như nguồn gốc từ khu vực Cận Đông, Zeus cũng là một tạo tác văn hóa tối thượng: xét về nghĩa nào đó, Zeus là hiện thân của tín ngưỡng tôn giáo Hy Lạp và là vị thần nguyên mẫu của Hy Lạp.

Các tên gọi hay tước hiệu của Zeus càng khẳng định các khía cạnh khác nhau trong quyền năng to lớn của vị thần này:

  • Olympios thể hiện vương quyền của Zeus đối với các vị thần cũng như lễ hội tôn giáo toàn Hy Lạp tại Thung lũng Olympia.
  • Một tên gọi có liên quan là Panhellenios, ('Zeus của người Hy Lạp') và đã được thờ tại ngôi đền nổi tiếng nhất của vua Aiakos trên đảo Aegina.
  • Xenios: với tên gọi này, Zeus là vị thần của lòng hiếu khách và các vị khách, luôn sẵn sàng để trừng phạt những hành vi sai trái đối với những người khách lạ.
  • Horkios: với tên gọi này, Zeus là người giữ các lời thề. Những kẻ nói dối bị phát hiện phải dâng một bức tượng cho Zeus, thường là tại thánh đường ở Olympia.
  • Agoraios: Zeus là người coi sóc việc kinh doanh tại các agora (khu chợ, nơi tụ tập của nhân dân trong các thành bang Hy Lạp cổ đại), và ông sẽ trừng phạt những thương nhân thiếu trung thực.

Sự sùng bái của người Hy Lạp đối với Zeus

Thung lũng Olympia là trung tâm mà nơi đó người Hy Lạp thờ cúng các vị thần trên đỉnh Olympus. Điểm đặc biệt của nơi đây là nguồn gốc của Thế vận hội được tổ chức mỗi 4 năm một lần. Ở đây cũng có một bệ thờ của Zeus nhưng không phải làm bằng đá mà làm bằng tro của các con vật dùng để hiến tế ròng rã qua nhiều thế kỷ bao gồm bò, cừu, dê,... nhưng chủ yếu là bò trắng.

Ngoài các trung tâm thờ cúng liên thành bang, còn có những hình thức sùng bái Zeus khác có thể tìm thấy trong khắp thế giới Hy Lạp. Ví dụ như, hầu hết những tên gọi trên đều có thể được tìm thấy tại bất kỳ một ngôi đền Hy Lạp nào từ Tiểu Á đến vùng Sicilia. Các hình thức cúng tế cũng có điểm chung: giết một con vật có lông trắng trên một bệ thờ cao.

Mặt khác, các thành bang khác cũng có những hình thức sùng bái Zeus rất khác biệt.

Một số hình thức sùng bái địa phương

Bên cạnh những tên gọi và ý niệm đã được nói ở trên, các hình thức sùng bái Zeus ở các địa phương cũng có những ý tưởng riêng của họ về vị vua của các thầncon người, ví dụ như:

Zeus của người dân đảo Crete

Trên đảo Crete, Zeus được thờ ở một số hang động tại Knossos, IdaPalaikastro. Những câu chuyện của MinosEpimenides cho thấy rằng những hang động này đã từng được nhiều vuathầy tế lễ dùng như những nôi sinh (incubatory) cho các tiên tri thần thoại của họ. Trên đảo Crete, hình tượng Zeus được thể hiện là một thanh niên tóc dài chứ không phải là một người đàn ông trưởng thành và được ca tụng là ho megas kouros ("người thanh niên vĩ đại"). Đối với Kouretes, một nhóm các vũ công đặc biệt, Zeus là người chịu trách nhiệm cho việc huấn luyện về quân sự - thể thao khắc nghiệt cũng như các nghi thức bí mật của quá trình paideia (một quá trình rèn luyện cho thanh niên trở thành những con người thật sự với những bản chất tự nhiên xác thực) của người dân đảo Crete.

Tác giả người Hy Lạp Euhemerus đề xuất một thuyết cho rằng Zeus thật ra là một vị vua vĩ đại của đảo Crete và sau khi mất thì chính thanh danh vĩ đại của ông đã giúp ông hóa thành thần. Các công trình của Euhemerus ngày nay đã không còn nữa nhưng các cha giáo lý của Ki-tô giáo đã tiếp tục công việc này.

Zeus Lykaios của Arcadia

Tên gọi Lykaios xét về mặt hình thái có liên hệ với lyke (có nghĩa là "sự rực rỡ, sáng sủa"), và trông nó còn rất giống lykos (có nghĩa là "con sói"). Sự đa nghĩa này được phản ánh trong hình thức sùng bái Zeus rất khác lạ của các bộ lạc ở những vùng xa xôi, hẻo lánh của Arcadia, nơi mà vị thần này mang một dạng vừa trong sáng vừa có các đặc điểm của chó sói. Thêm nữa, vị thần này trị vì đỉnh Lykaion ("ngọn núi rực rỡ") là ngọn núi cao nhất ở Arcadia và ở trong một khu vực bóng tối không thể nào đến được (theo Pausanias 8.38). Mặt khác, thần còn có mối liên hệ với Lycaon ("người sói") là người mà các tộc ăn thịt người cổ xưa thờ cúng với các nghi thức định kỳ rất bí hiểm và kỳ quặc. Theo Platon (Republic 565d-e), một bộ lạc cụ thể sẽ tập trung tại ngọn núi và tiến hành lễ hiến tế cho Zeus Lykaios mỗi 8 năm một lần. Một miếng ruột người sẽ được trộn lẫn với ruột của động vật và người ta tin rằng bất cứ ai ăn phải miếng ruột người đó sẽ hóa sói và chỉ có thể thành người trở lại nếu trong suốt thời gian 8 năm cho đến lễ hiến tế lần sau anh ta không ăn miếng thịt người nào nữa.

Zeus dưới lòng đất

Dù từ nguyên của Zeus là vị thần của bầu trời nhưng nhiều thành bang Hy Lạp lại thờ một thần Zeus sống dưới đất. Thành bang Athena và Sicilia thờ thần Zeus Meilichios ("tốt bụng" hay "ngọt ngào") trong khi một số thành bang khác thờ thần Zeus Chthonios ("Trái Đất"), Katachthonios ("dưới lòng đất") và Plousios ("mang lại thịnh vượng"). Các vị thần này có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như là rắn hay là người trong các tác phẩm điêu khắc và hội họa. Họ cũng nhận các vật hiến tế là một con vật có lông đen bị giết trong các hố sâu như là các thần ở âm phủ PersephoneDemeter, và các anh hùng ở mộ của họ. Trong khi đó, ngược lại, các thần trên đỉnh Olympus thường được cúng tế bằng con vật có lông trắng và người ta giết chúng trên một bệ thờ cao.

Trong vài trường hợp, các thành bang cũng không hoàn toàn xác định được là "con vật" bị giết là hiến tế cho một vị anh hùng hay cho Zeus dưới lòng đất. Do đó, đền thờ tại Lebadaea thuộc Boeotia có thể là nơi thờ vị anh hùng Trophonius hoặc là thờ Zeus Trephonius ("đấng nuôi nấng") tùy thuộc vào việc viện dẫn nguồn sử liệu nào: của Pausanias hay của Strabo. Người anh hùng Amphiaraus được thờ như là Zeus Amphiaraus tại Oropus nằm ngoài Thebes, và người Sparta thậm chí còn có đền thờ Zeus Agamemnon.

Đền thờ thần Zeus

Hầu hết các khu đền thờ thường thờ thần Apollo, các anh hùng, hay các nữ thần khác như Themis vẫn có một số khu vực đền thờ thần Zeus.

Đền thờ ở Dodona

Sự sùng bái thần Zeus tại Dodona thuộc Epirus, nơi có những bằng chứng cho thấy sự hiện diện của các hoạt động tôn giáo ở đây từ thiên niên kỷ thứ 2 Công nguyên, tập trung xung quanh một cay sồi thiêng. Khi thiên sử thi Odyssey được sáng tác (vào khoảng năm 750 TCN), nơi đây đã có những lời tiên tri của các nhà tu chân đất được gọi là Selloi là những người nằm trên mặt đất và quan sát những chuyển động rì rào của là và cành cây sồi (Odyssey 14.326-7). Khoảng thời gian mà Herodotus viết về Dodona, các nữ tu gọi là peleiades ("sứ giả của hòa bình") đã thay thế các nhà tu Selloi.

Tại đền thờ Dodona, vợ của Zeus không phải là Hera mà là nữ thần Dione - Dione là tên dạng giống cái của "Zeus". Vị trí của nữ thần là một nữ thần khổng lồ Titan cho thấy nữ thần Dione là một vị thần rất nhiều quyền năng thời tiền Hy Lạp và nguyên thủy khu đền thờ này được dùng để thờ bà.

Đền thờ ở Siwa

Đền thờ Ammonốc đảo Siwa trong vùng sa mạc phía Đông của Ai Cập vốn không thuộc biên giới của Hy Lạp cho đến thời của Alexander Đại đế nhưng đã phổ biến trong tâm thức của người Hy Lạp suốt thời cổ đại: Herodotus đã đề cập đến sự tư vấn giúp đỡ của Zeus Ammon trong bài viết của ông về Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư. Zeus Ammon đặc biệt ủng hộ cho thành bang Sparta nơi có một đền thờ ông vào thời của cuộc chiến Peloponnesian (Pausanias 3.18).

Sau khi Alexander thực hiện một chuyến đi vất vả vào sa mạc để xin ý thần tại đền thờ ở Siwa, vị thần trả lời là Libyan Sibyl.

Các đền thờ khác của Zeus

Các thần Zeus (hay anh hùng) thuộc âm phủ TrophoniusAmphiaraus đều được cho rằng đã có những sấm truyền tại đền thờ mình.

Zeus và các vị thần

Zeus tương đương với thần Jupiter của La Mã (từ Jovis Pater hay "Father Jove") và liên quan đến những liên tưởng cổ xưa về thuyết hỗn mang (xem interpretatio graeca) cùng với các vị thần khác như là Ammon của thần thoại Ai cậpTinia của thần thoại Etrusc. Zeus (cùng với Dionysus) đã đảm nhận vai trò của vị thần đứng đầu của Phrygia là thần Sabazios trong các vị thần của thuyết Hỗn mang mà ở thời La Mã người ta gọi là Sabazius.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Zeus http://www.britannica.com/EBchecked/topic/656752 http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb119505426 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb119505426 http://cartelfr.louvre.fr/cartelfr/visite?srv=car_... http://id.loc.gov/authorities/names/no2014048635 http://d-nb.info/gnd/118772635 https://viaf.org/viaf/3266770 https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Zeus?u... https://www.worldcat.org/identities/containsVIAFID...